Khi nào cần thực hiện chụp MRI toàn thân?

Hiện nay, kỹ thuật chụp MRI toàn thân là một phương pháp hiện đại được nhiều người ưu tiên lựa chọn để tầm soát các bệnh lý trên toàn cơ thể, nhờ tính tiên tiến và hiệu quả cao. Vậy, khi nào cần thực hiện chụp MRI toàn thân?

1. Khi nào nên thực hiện chụp MRI toàn thân?

Chụp MRI toàn thân là phương pháp sử dụng từ trường và sóng âm để quét toàn bộ cơ thể, tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc cơ thể thông qua xử lý máy tính. Phương pháp này giúp bác sĩ dễ dàng phân tích và đánh giá tình trạng sức khỏe.

<center><em>Chụp MRI toàn thân giúp phát hiện các khối u bất thường</em></center>
Chụp MRI toàn thân giúp phát hiện các khối u bất thường

Bạn nên thực hiện chụp MRI toàn thân trong các trường hợp sau. Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:

Mong muốn kiểm tra toàn diện cơ thể để phát hiện sớm các bất thường tiềm ẩn.

Xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng tại bất kỳ cơ quan nào.

Có nguy cơ di truyền cao từ gia đình với tiền sử bệnh lý như tim mạch hoặc ung thư.

Đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, sỏi thận, hoặc tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nguy hại như thuốc lá hay môi trường làm việc độc hại.

Cần đánh giá hiệu quả sau phẫu thuật hoặc điều trị, nhằm kiểm tra tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng.

Muốn thực hiện kiểm tra sức khỏe toàn diện, bao gồm cả tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm.

Cần đánh giá sức khỏe trước phẫu thuật đối với những bệnh lý có ảnh hưởng trên toàn cơ thể.

Khi các kỹ thuật thăm khám khác không phát hiện được bệnh lý, MRI có thể là giải pháp thay thế hiệu quả.

Việc chụp MRI toàn thân có thể được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ hoặc tự nguyện theo nhu cầu cá nhân.

2. Ưu điểm và hạn chế của chụp MRI toàn thân

2.1. Ưu điểm của kỹ thuật chụp MRI toàn thân

Kỹ thuật chụp MRI toàn thân là một lựa chọn đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe tổng thể nhờ các ưu điểm nổi bật sau:

– An toàn và không xâm lấn: Kỹ thuật này không sử dụng tia bức xạ và không gây đau đớn, đảm bảo người chụp không phải lo ngại về nguy cơ nhiễm xạ hay các tác động có hại khác đến cơ thể.

– Hình ảnh sắc nét và chi tiết: MRI cung cấp hình ảnh 3D đa chiều với độ phân giải cao, cho phép quan sát chi tiết cả các cấu trúc nhỏ như mạch máu. Điều này hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong việc chẩn đoán chính xác bệnh lý.

– Thực hiện đơn giản và thuận tiện: Quy trình chụp không phức tạp, luôn có sự hướng dẫn từ kỹ thuật viên. Với sự phối hợp tốt, quá trình chụp diễn ra nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian.

– Không ảnh hưởng sau chụp: Sau khi hoàn tất, người chụp có thể trở lại sinh hoạt bình thường mà không cần kiêng cữ hay lo ngại bất kỳ tác động nào.

<enter><em>Nên thực hiện chụp MRI theo chỉ định của bác sĩ.</em></center>
Nên thực hiện chụp MRI theo chỉ định của bác sĩ.

2.2. Hạn chế của kỹ thuật chụp MRI toàn thân

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, chụp MRI toàn thân cũng tồn tại một số hạn chế cần lưu ý. Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm của nhà trường chia sẻ thêm:

– Yêu cầu giữ nguyên tư thế: Trong quá trình chụp, người thực hiện phải giữ yên tư thế theo hướng dẫn, không được di chuyển, điều này có thể gây mệt mỏi hoặc tê bì nếu thời gian chụp kéo dài.

– Nguy cơ hình ảnh bị nhòe: Nếu người chụp vô tình di chuyển dù chỉ một chút, hình ảnh thu được có thể thiếu chính xác hoặc bị mờ, ảnh hưởng đến kết quả.

– Thời gian chụp kéo dài: Việc chụp toàn thân cần thời gian đáng kể để quét toàn bộ cơ thể, khiến kỹ thuật này không phù hợp trong các trường hợp khẩn cấp cần đánh giá sức khỏe nhanh chóng.

– Tiếng ồn từ máy chụp: Máy MRI thường phát ra tiếng ồn lớn, gây khó chịu cho người chụp. Để giảm ảnh hưởng, người chụp cần sử dụng tai nghe trong suốt quá trình.

– Hạn chế đối với người có thiết bị kim loại: Những người cấy ghép thiết bị hỗ trợ chứa kim loại, chẳng hạn máy tạo nhịp tim, ốc vít cố định xương, máy trợ thính, hoặc stent mạch máu, không nên thực hiện chụp MRI nhiều. Từ trường mạnh trong máy chụp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị này.

3. Khi nào cần thực hiện chụp MRI toàn thân?

Chụp MRI toàn thân được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Xác định nguyên nhân và đánh giá tổn thương: Người cần xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng, đồng thời đánh giá các tổn thương thứ phát để xem xét sự lan rộng của chúng.

– Chẩn đoán và đánh giá khối u: MRI toàn thân giúp xác định và đánh giá các khối u nguyên phát, đồng thời kiểm tra xem chúng có lan rộng hay không, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

– Kiểm tra hiệu quả điều trị: Người cần đánh giá khả năng đáp ứng điều trị sau các liệu pháp như hóa trị hoặc xạ trị, đồng thời kiểm tra xem có dấu hiệu tái phát của tổn thương đã được điều trị hay không.

– Tầm soát bệnh lý toàn thân: Mọi cá nhân có thể thực hiện chụp MRI toàn thân để tầm soát sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.