Có nên tắm trẻ sơ sinh mỗi ngày không?

Việc tắm cho trẻ sơ sinh thường gây bối rối và áp lực cho nhiều cha mẹ, đặc biệt là với bố mẹ trẻ. Do đó, nhiều người cha mẹ trẻ đặt ra câu hỏi liệu trẻ sơ sinh cần được tắm hàng không?

Tắm cho trẻ sơ sinh thường làm nhiều phụ huynh lúng túng và đôi khi tạo áp lực, đặc biệt là đối với bố mẹ trẻ. Tuy nhiên, đối với bé, việc này lại là cơ hội tuyệt vời để cảm nhận được hơi nước ấm và thể hiện tình cảm gắn kết với cha mẹ.

Tắm bé mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, việc tắm giúp bé sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và nguy cơ nhiễm trùng da. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, việc tuần hoàn máu qua da cũng giúp nuôi dưỡng và cải thiện tình trạng da, giúp bé giảm mệt mỏi, quấy khóc và tăng cường hệ miễn dịch.

Hơn nữa, việc tắm cũng cung cấp cơ hội để kiểm tra tổng quan về tình trạng da của bé, nhận diện bất kỳ dấu hiệu nào của các bệnh truyền nhiễm thông qua các nốt mẩn mụn trên da.

<center><em>Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều cha mẹ lúng túng. Ảnh minh hoạ</em></center>
Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều cha mẹ lúng túng. Ảnh minh hoạ

Khi nào nên bắt đầu tắm trẻ sơ sinh?

Truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tốt nhất là chờ ít nhất 24 giờ sau khi bé sinh ra trước khi tắm bé, tuy nhiên ít nhất là 6 giờ. Việc này giúp tránh trường hợp làm giảm nhiệt độ cơ thể và đường huyết của bé, bởi tắm ngay sau khi sinh có thể gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, việc tắm sớm cũng có thể làm gián đoạn quá trình gắn kết da kề da với mẹ và cả quá trình bú mẹ của bé.

Chất bã nhờn trắng bám trên da trẻ được xem như một loại kem dưỡng ẩm và kháng khuẩn tự nhiên. Tắm sớm có thể làm khô da và gây kích ứng da cho bé do loại bỏ chất này quá nhanh.

Bao lâu nên tắm cho trẻ sơ sinh và có cần tắm hàng ngày không?

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi liệu có cần tắm trẻ sơ sinh hàng ngày khi ở nhà sau khi bé đã được nhân viên y tế tắm và chăm sóc khi ở cơ sở y tế. Thực tế, trẻ sơ sinh hiếm khi cần tắm hàng ngày vì chúng ít đổ mồ hôi.

Trong mùa hè, nếu bé thường xuyên ra mồ hôi do thời tiết nóng, bạn có thể tắm cho bé một lần mỗi ngày. Thời gian này là thích hợp nhất vì bé sẽ thấy thoải mái khi tắm. Bạn có thể tắm bé lâu hơn một chút, từ 5 đến 10 phút là đủ.

Trong mùa đông, chỉ cần tắm bé sơ sinh từ 2 đến 3 ngày một lần là đủ vì thời tiết lạnh bé ít đổ mồ hôi và không bị bẩn như bạn nghĩ. Nếu bé nôn trớ, bạn có thể lau sạch cho bé thường xuyên.

Nếu không tắm hàng ngày, hãy lau sạch cho bé. Đây cũng là cơ hội để bạn kiểm tra xem bé có bị hăm, nổi mẩn đỏ, hoặc bị côn trùng đốt không. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 3 lần mỗi tuần là đủ, tắm nhiều có thể làm khô da của bé.

Khi nào nên tắm cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ có thể tự do chọn bất kỳ thời điểm nào trong ngày để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, thì việc tắm nên được thực hiện khi có ánh nắng ấm áp, đặc biệt là khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ chiều. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ không quá đói hoặc mệt mỏi, sẽ giúp bé tạo hứng thú và thưởng thức hơn khi tham gia vào hoạt động tắm.

<center><em>Tuyệt đối cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi khi tắm cho bé</em></center>
Tuyệt đối cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi khi tắm cho bé

Quy trình tắm cho trẻ sơ sinh

Dưới đây giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn quy trình để tắm cho trẻ sơ sinh:

Đặt bé lên một bề mặt phẳng, cởi bỏ quần áo và tã giấy, sau đó nhẹ nhàng đưa bé đến chỗ chuẩn bị cho việc tắm.

Sử dụng tay trái để nắm gáy bé, tay phải nhúng khăn ướt, vắt khô, sau đó lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt và hai lỗ tai của bé.

Làm ướt tóc của bé và xoa đều dầu gội. Sử dụng khăn để rửa sạch dầu gội trên đầu bé.

Nhẹ nhàng đặt bé vào chậu tắm, với tay trái vẫn giữ phần cổ của bé để hỗ trợ.

Rửa sạch cơ thể bé, xoa đều sữa tắm trên toàn bộ da, tránh tiếp xúc với vùng rốn.

Nhấc bé lên và chuyển bé đến chậu tắm thứ hai có nước sạch. Rửa qua từng bộ phận một lần nữa.

Khi hoàn thành, nhấc bé ra và đặt bé lên một chiếc khăn khô đã sẵn sàng để lau bé.

Các điều cần lưu ý khác khi tắm cho trẻ sơ sinh

Sau khi tắm, quấn bé vào khăn và thấm khô từ đầu xuống chân, kể cả vùng kín. Sử dụng tăm bông để lau sạch vành tai của bé, có thể thêm vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông để vệ sinh cuống rốn và khu vực xung quanh.

Khi mặc tã cho bé, hãy tránh tã cọ sát vào vùng rốn. Luôn kiểm tra nhiệt độ nước bằng cùi chỏ hoặc bên trong cổ tay trước khi tắm, đảm bảo nước tắm đủ ấm và tránh nguy cơ nước quá nóng gây bỏng cho bé. Nhiệt độ phòng nên duy trì ở mức 27 độ C. Mực nước trong thau tắm nên đến vùng vai bé (khoảng 5 – 10 cm).

Chuẩn bị sẵn mọi đồ cần thiết cho bé như khăn tắm, khăn lau, sữa tắm, quần áo, và tã sạch. Tránh sử dụng sữa tắm chứa nhiều chất tẩy rửa, hãy chọn lựa sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh để tránh làm khô da bé.

Tránh đổ thêm nước vào thời điểm bé đang tắm để ngăn bé phải chịu lạnh hoặc nóng. Nếu bố mẹ không quen với quá trình tắm bé, nên có sự hỗ trợ từ người có kinh nghiệm như ông bà.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.info.vn tổng hợp và chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.