Những cơn căng thẳng đôi khi làm bạn mệt mỏi nhưng nó cũng tạo ra những kích thích giúp bạn cố gắng hoàn thành được mục tiêu. Vậy làm sao để biến stress thành động lực để bạn chuẩn bị một tâm thế tốt nhất cho kì thi sắp tới?
Những kì thi luôn khiến bạn khá mệt mỏi bởi áp lực ôn thi và nhiều vấn đề liên quan khác, đặc biệt trong những kì thi mang tính chất quyết định như kì thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, thi chuyển cấp,….. Đôi khi, những áp lực về khối lượng kiến thức khổng lồ bắt buộc phải tích lũy, ôn luyện hay những kết quả cần đạt làm bạn luôn trong tình trạng căng như dây đàn, hay còn gọi là “stress”. Bạn thấy mình khó kiểm soát được cảm xúc và không biết làm cách nào để thoát ra khỏi sự khó chịu ấy. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn vài kiến thức liên quan đến “stress”, giúp bạn dễ dàng đối mặt với tình trạng “khó ưa” này.
Có phải bạn đang gặp phải stress?
Stress là gì?
Theo Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM, stress được hiểu là một trạng thái của cơ thể mà để đối phó lại với những áp lực từ bên ngoài. Những dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang gặp phải stress bao gồm:
* Những dấu hiệu về thể chất
- Thường xuyên bị đau đầu, đau lưng hoặc không xác định được đau ở một vùng nào đó trên cơ thể. Đôi khi, cơn đau tự nhiên xuất hiện rồi tự biến mất bất ngờ
- Bồn chồn không yên, khó ngủ, mất ngủ
- Căng cơ hoặc mỏi cơ
- Không cảm thấy ngon miệng
* Những dấu hiệu về tinh thần, cảm xúc
- Không thể tập trung
- Thường xuyên quên
- Đầu óc có cảm giác bí bách, mơ hồ và chậm chạp
- Nhạy cảm, kích động mỗi khi bị phê phán, chỉ trích
- Buồn bã, chán nản, dễ nổi nóng vô cớ
- Lo lắng nhiều hoặc sợ hãi bất kì điều gì
- Thiếu tự tin, không có động lực
* Những dấu hiệu về cách cư xử, sinh hoạt thường ngày
- Có xu hướng cư xử bạo lực (VD: đánh hoặc đe dọa) để giải quyết vấn đề
- Không có hứng thú với các hoạt động thường ngày
- Tự xa cách bạn bè, người thân
- Đãng trí, bất cẩn
- Bồn chồn, lo lắng
Bạn đang cảm thấy áp lực trước mọi thứ?
Điều gì gây ra các vấn đề về stress?
Rất khó để có thể nhận định đâu là nguyên nhân chính xác nhất gây ra stress, bởi thực ra, stress được hình thành từ cuộc sống, công việc, môi trường của bạn, thậm chí là những gì diễn ra bên trong con người bạn.
Khi cơ thể bạn tự cảm thấy đã bị đe dọa bởi một thứ gì đó, nó sẽ tự động phản ứng lại bằng một nguồn năng lượng đủ lớn để có thể bảo vệ mình trước tình huống nguy hiểm. Đó là lý do vì sao những thứ tồn tại xung quanh bạn như tiếng ồn hoặc đám đông, áp lực từ công việc, gia đình khiến bạn bị căng thẳng.
Stress sẽ xuất hiện khi bạn lo lắng về một điều mà bạn không làm được, đôi khi là lo lắng vu vơ với những thứ không rõ ràng. Những loại stress ấy xuất phát từ công việc, trường học, gia đình của bạn. Hoặc cũng có thể bởi bạn không biết cách quản lý thời gian tốt để có được sự cân đối giữa nghỉ ngơi là làm việc, học tập.
Một trong những áp lực phổ biến đối với học sinh và sinh viên đến từ việc thi cử, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị stress. Điều này cũng khiến bạn có xu hướng vùi đầu để ôn luyện nhằm làm giảm bớt stress. Tuy nhiên bạn lại không biết rằng chính việc ôn luyện quá mức như thế sẽ làm cơ thể dễ bị stress hơn. Bởi vậy, lời khuyên của Bác sĩ là nên dành cho mình những thời gian để thư giãn trong thời gian ôn thi để tránh stress.
Làm sao để chống lại stress hiệu quả?
Cần hiểu Stress không hẳn là xấu
Stress cũng được chia làm 2 loại là stress tích cực và tiêu cực.
* Tích cực
- Bạn cảm thấy hưng phấn hơn trước khi thực hiện công việc
- Bạn muốn tăng tốc hơn để hoàn thành nhanh công việc
- Bạn kì vọng với nhiều mục tiêu hơn
- Bạn có thêm nhiều năng lượng để thể hiện bản thân
* Tiêu cực
- Bạn dễ bị kích động, nản chí
- Dễ quên và cẩu thả
- Mất đi cảm giác ngon miệng
- Khó ngủ
Có thể thấy stress vừa mức tích cực có tác dụng không khác gì như một liều “doping”, nó giúp bạn hưng phấn hơn để phản ứng nhanh hơn, sẵn sàng đối mặt với thử thách.
Stress quá lâu lại khiến bạn cảm thấy thất vọng, rơi vào cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là dễ khiến cơ thể bạn trở nên ốm yếu hơn.
Làm sao để đối mặt với stress tiêu cực?
Để đối mặt với những tác động tiêu cực của stress, bạn hãy làm sao cho stress nhẹ hơn.
Lập kế hoạch đối phó với Stress tiêu cực
Điều bạn cần phải luôn ghi nhớ và thực hiện thường xuyên là không chờ đến khi bị stress mới chống lại nó. Hãy quản lý cuộc sống của mình thật tốt, bởi khi mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát thì stress sẽ không xảy đến. Một vài gợi ý đến từ Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn:
- Lập danh sách những việc cần làm cụ thể mỗi ngày.cho sự kiện quan trọng, chẳng hạn thi THPT Quốc gia Kế hoạch càng cụ thể sẽ giúp bạn càng dễ thực hiện. Hãy trả lời các câu hỏi như Bạn làm nó ở đâu? khi nào? ai có thể giúp bạn?,….
- Hãy ghi vào lịch ấy những khoảng thời gian bạn dành cho nghỉ ngơi, thư giãn. Điều đó sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng để làm việc tốt hơn, đồng thời ngăn cản được stress.
- Nên chia nhỏ những việc lớn thành những phần nhỏ hơn để hoàn thành từng phần, VD: hãy học từng bài có liên quan với nhau, không nên học một mạch từ đầu đến cuối. Khi hài lòng với việc hiểu từng phần nhỏ, bạn sẽ giảm được tình trạng stress.
Bạn sẽ không còn nhiều thời gian để chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới, tuy nhiên việc lập một kế hoạch để đẩy lùi stress hiệu quả vào lúc này không phải là quá muộn. Thay vì bối rối với những gì đang xảy đến với bản thân, bạn nên tìm cách để vượt qua nó hiệu quả.
Chúc bạn sẽ thành công với kì thi sắp tới!
Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur TP. Hồ Chí Minh
Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Quận Tân Phú
Địa chỉ: 73 – Văn Cao – P. Phú Thọ Hòa – Q. Tân Phú – TPHCM.
Điện thoại: 0886 303 303 – 0996 303 303.
—————————————
Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Quận Bình Thạnh
Địa chỉ: 37/3 Ngô Tất Tố – P. 21 – Q. Bình Thạnh – TPHCM.
Điện thoại: 028 6295 6295 – 09 6295 6295.
—————————————
Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Quận 9
Địa chỉ: 288 Đỗ Xuân Hợp – Phước Long A – Quận 9 – TPHCM.
Điện thoại: 0996 355 355 – 0886 355 355.
—————————————
Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Quận 2
Địa chỉ: 232 Nguyễn Văn Hưởng – P. Thảo Điền – Quận 2 – TPHCM.
Điện thoại: 0869 156 156 – 0996 156 156
—————————————
Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Quận 6
Địa chỉ: 189 Kinh Dương Vương – P.12 – Quận 6, TPHCM.
Điện thoại: 0869 189 199 – 0996 189 199