Lecithin – Chất nhũ hóa tốt cho sức khỏe, nhưng cần bổ sung cẩn thận.

Lecithin có thể hỗ trợ người gặp vấn đề tiêu hóa, cần kiểm soát Cholesterol “xấu” và dễ bị suy giảm trí nhớ. Chất này có trong đậu nành, hạt hướng dương, và đôi khi được bác sĩ chỉ định bổ sung theo dạng bào chế phù hợp.

1. Tổng quan về chất nhũ hóa Lecithin

Lecithin được cấu thành từ nhiều axit béo, mang đặc tính của một chất nhũ hóa, giúp ngăn chặn sự kết hợp của chất béo và dầu với các hợp chất khác. Thực tế, Lecithin có thể tồn tại trong các mô của cơ thể người.

Trong thiên nhiên, Lecithin có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Ngoài việc bổ sung qua chế độ ăn uống, người ta còn có thể hấp thụ Lecithin dưới dạng viên nang (Lecithin từ đậu nành). Lecithin cũng có thể được tổng hợp dưới dạng bột hoặc dung dịch (Lecithin từ hướng dương).

So với Lecithin từ đậu nành, Lecithin từ hướng dương ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, Lecithin từ hướng dương lại là một lựa chọn an toàn, ít bị tác động bởi hóa chất hoặc biến đổi gen trong quá trình sản xuất.

<center><em>Lecithin hình thành từ nhiều axit béo, có khả năng tồn tại trong các mô của cơ thể</em></center>
Lecithin hình thành từ nhiều axit béo, có khả năng tồn tại trong các mô của cơ thể

2. Công dụng chính của Lecithin đối với sức khỏe

Lecithin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được bổ sung đúng cách. Dưới đây là phân tích về một số tác dụng của chất nhũ hóa đặc biệt này. Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

2.1. Hỗ trợ kiểm soát Cholesterol

Thông thường, Lecithin sẽ giúp giảm lượng Cholesterol trong máu. Cụ thể, chất nhũ hóa này có tác dụng kiểm soát Cholesterol “xấu” LDL, đồng thời cải thiện Cholesterol “tốt” HDL.

Bên cạnh đó, Lecithin còn có thể kết hợp với các thành phần khác để điều tiết và duy trì sự cân bằng của Cholesterol trong máu.

2.2. Cải thiện hệ tiêu hóa

Ngoài tác dụng kiểm soát Cholesterol, Lecithin còn có ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa. Chất nhũ hóa này tham gia vào quá trình điều tiết chất nhầy trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi và ngăn ngừa tình trạng niêm mạc tiêu hóa bị suy yếu.
Lecithin cũng giúp giảm các triệu chứng kích thích do bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… và duy trì chức năng hệ tiêu hóa.

2.3. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Lecithin, đặc biệt là Lecithin từ đậu nành, có tác dụng hỗ trợ hệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ việc giảm Cholesterol “xấu” và giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

2.4. Phòng ngừa suy giảm trí nhớ

Choline, thành phần của Lecithin, là chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho hoạt động não bộ. Việc bổ sung Choline giúp cải thiện trí nhớ và sự nhanh nhẹn. Chất này đặc biệt có lợi cho những người bị suy giảm trí nhớ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

2.5. Dưỡng da

Lecithin hiện nay được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da vì khả năng làm mềm da, giúp da trở nên mịn màng hơn thông qua cơ chế kích thích phục hồi Hydrat hóa.

2.6. Ngăn ngừa tắc sữa ở phụ nữ cho con bú

Lecithin có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa kéo dài và tái phát, nhờ khả năng làm giảm độ nhớt của sữa mẹ. Tuy nhiên, hiệu quả của tác dụng này vẫn cần thêm thời gian để xác minh. Khi gặp tình trạng tắc tia sữa, phụ nữ nên kết hợp bổ sung Lecithin với các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

<center><em>Lecithin giúp kiểm soát, làm giảm lượng Cholesterol xấu LDL gây hại cho sức khỏe</em></center>
Lecithin giúp kiểm soát, làm giảm lượng Cholesterol xấu LDL gây hại cho sức khỏe

3. Các nguồn thực phẩm giàu Lecithin

Để bổ sung Lecithin cho cơ thể, bạn có thể chọn những thực phẩm giàu Lecithin. Theo đó, Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng dược tphcm chia sẻ thông tin bao gồm:

Trứng: Lòng đỏ trứng chứa lượng lớn Lecithin cùng nhiều dưỡng chất như vitamin B và axit amin.

Sữa: Sữa là nguồn Lecithin phong phú bên cạnh Protein, Canxi và các dưỡng chất khác, giúp bổ sung Lecithin cho người trung niên và cao tuổi, hỗ trợ trí nhớ và sức khỏe tim mạch.

Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành: Đây là nguồn Lecithin chính, đặc biệt là đậu nành dùng để sản xuất Lecithin.

Đậu phộng: Ngoài Lecithin, đậu phộng còn cung cấp axit béo có lợi và protein thay thế cho protein động vật, phù hợp với chế độ ăn chay.

Cà chua: Mặc dù Lecithin trong cà chua không nhiều, nhưng loại quả này lại giàu vitamin A và chất chống oxy hóa.

Hạt hướng dương: Lecithin từ hạt hướng dương ít bị ảnh hưởng bởi hóa chất và biến đổi gen trong quá trình sản xuất.

Một số thực phẩm khác: Khoai tây, lúa mì, cà tím, hạt mè,… cũng là những nguồn Lecithin dồi dào.

Ngoài thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung Lecithin qua viên nang hoặc các dạng khác. Tuy nhiên, trước khi dùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo sử dụng đúng cách.

4. Một số lưu ý khi bổ sung Lecithin

Lecithin có mặt trong nhiều loại thực phẩm từ động vật và thực vật. Dạng Lecithin tự nhiên hầu như không gây rủi ro cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng Lecithin dưới dạng bào chế, bạn cần tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ dinh dưỡng.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng phụ của Lecithin, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên bổ sung quá 5.000 miligam Lecithin mỗi ngày.

Lecithin có tác dụng tích cực đối với sức khỏe nếu được bổ sung đúng cách. Khi sử dụng Lecithin dạng bào chế, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác động không mong muốn.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.