Cảm cúm và cảm lạnh thường gây nhầm lẫn do các triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, cảm cúm có khả năng gây ra biến chứng nhiều hơn so với cảm lạnh. Vây, làm thế nào để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh?
- Tìm hiểu nguyên nhân của chứng đầy hơi và cách khắc phục
- Trẻ biếng ăn, chậm lớn, cần tăng dùng men tiêu hóa không?
- Tại sao bạn luôn cảm thấy lạnh?
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh khác nhau, tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này và thường gọi chung là cúm hoặc cảm. Việc phân biệt cảm cúm và cảm lạnh thông qua các triệu chứng là rất khó, bởi vì cả hai loại bệnh đều có những dấu hiệu giống nhau của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng… Tuy nhiên, có thể phân biệt chúng qua nguyên nhân và diễn biến của bệnh.
Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh
- Nguyên nhân
Cảm lạnh thường do Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra.
Trong khi đó, cảm cúm thường do virus cúm (Influenza virus) gây nên.
Người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm để phân biệt giữa các loại cảm.
- Diễn biến bệnh
Thông thường, cảm cúm có thể gây ra các biến chứng nhiều hơn so với cảm lạnh. Có những đại dịch cúm như H5N1 đã gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc suy hô hấp cho người bệnh.
Đối với người mắc cảm lạnh, diễn biến bệnh thường nhẹ nhàng hơn và ít gặp biến chứng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, đau họng và sau đó tự khỏi. Trong khi đó, người mắc cảm cúm thường gặp các triệu chứng gây khó chịu như ho có đờm xanh/vàng, nghẹt mũi…
Cả cảm cúm và cảm lạnh đều do virus gây ra, và nguyên tắc điều trị là điều trị các triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi mà không cần phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp có các triệu chứng như ho, ho có đờm, đau họng… có thể làm cho người bệnh khó chịu và cần sử dụng thuốc.
Khi mắc cảm cúm hoặc cảm lạnh, người bệnh có thể súc họng bằng nước ấm, sử dụng các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng. Tuyệt đối không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cảm cúm và cảm lạnh.
Phòng tránh cảm cúm và cảm lạnh
Để giảm thiểu nguy cơ mắc cảm cúm và cảm lạnh, mọi người có thể tự thực hiện các biện pháp như sau:
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể dục hằng ngày. Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn, Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: có thể thêm vào các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, kẽm, men vi sinh thông qua thực phẩm hoặc vi chất uống. Các thực phẩm tốt cho hệ hô hấp và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng bao gồm cam, táo, rau xanh đậm màu, trứng, sữa.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì cân bằng nước cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc một số bệnh, trong đó có các bệnh đường hô hấp.
Thực hiện vệ sinh mũi họng hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh.
Tránh để cơ thể bị lạnh, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Bảo vệ các phần cơ thể như đầu, cổ, tay và chân khỏi lạnh.
Hiện nay, có nhiều loại vaccine phòng tránh cúm. Những người ở trong nhóm nguy cơ cao nên xem xét việc tiêm phòng để ngăn chặn bệnh lý.
Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, quan trọng để đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn, tránh tình trạng bệnh có thể có diễn biến xấu đối với sức khỏe.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur