Nhiều người vẫn sử dụng bài thuốc dân gian để trị ho có đờm, nhưng hiệu quả của phương pháp này không phải ai cũng rõ. Bài viết hôm nay hy vọng sẽ giúp bạn hiểu khi nào nên áp dụng và những lưu ý quan trọng liên quan.
- Móng tay có sọc dọc có thể là dấu hiệu của vấn đề gì?
- 3 phương pháp giảm đau vai gáy hiệu quả cho người làm văn phòng
1. Nguyên nhân gây ho có đờm
Bác sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật và chia sẻ nguyên nhân gồm:
Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp tống dịch tiết và dị nguyên ra khỏi đường hô hấp. Niêm mạc đường hô hấp được bảo vệ bởi lớp nhầy ngăn chặn sự xâm nhập của dị vật. Tuy nhiên, khi bị vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh tấn công, lớp nhầy này sẽ tiết nhiều hơn, đặc lại và hình thành đờm.
Đờm cũng có thể là sản phẩm của vi khuẩn, mủ, bụi bẩn… Ho kèm đờm giúp giải phóng lượng dịch tiết cản trở quá trình hô hấp. Tình trạng ho có đờm thường liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm họng, cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan, hay viêm phế quản, hen phế quản, lao phổi, trào ngược dạ dày thực quản, các yếu tố dị ứng từ môi trường, bệnh phổi mạn tính,…
2. Khi nào nên sử dụng bài thuốc dân gian để trị ho có đờm?
Nhiều người vẫn chọn áp dụng các bài thuốc dân gian như mật ong, lá hẹ, húng chanh, cam thảo để trị ho có đờm. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ nên sử dụng khi tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng.
Với các bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính nghiêm trọng, những bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên thường không mang lại hiệu quả đáng kể. Thậm chí, trong một số trường hợp, chúng chỉ giảm nhẹ triệu chứng tạm thời, khiến người bệnh không nhận thức được mức độ nghiêm trọng và trì hoãn việc thăm khám và điều trị.
Nếu ho có đờm kéo dài trên 7 đến 10 ngày kèm theo sốt cao, đau tức ngực, khó thở, bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến phổi, phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
3. Biện pháp giảm triệu chứng ho có đờm tại nhà
3.1. Súc miệng bằng nước muối hoặc trà xanh
3.1.1. Nước muối sinh lý
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, đồng thời làm dịu cơn ngứa rát họng và hỗ trợ tiêu đờm hiệu quả. Việc súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp giảm nhẹ triệu chứng ho có đờm.
Người bị ho có đờm nên súc miệng bằng nước muối sinh lý từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
3.1.2. Nước trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trà xanh có tác dụng giảm đau tương tự như thuốc.
Nếu ho có đờm mà không phải do bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể thử ngậm nước trà xanh và sau đó súc miệng để giảm triệu chứng.
3.2. Uống đủ nước
Cung cấp đủ nước là một biện pháp đơn giản giúp giảm triệu chứng ho có đờm. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, dịch tiết sẽ trở nên loãng hơn và dễ dàng bị đào thải qua phản ứng ho. Nên uống nước ấm và kết hợp với các loại trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
3.3. Thực hiện lối sống lành mạnh
Bên cạnh việc súc miệng bằng nước muối sinh lý và uống đủ nước, người bị ho có đờm cần duy trì thói quen sống lành mạnh để hỗ trợ việc giảm triệu chứng. Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ bao gồm:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi.
- Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày.
- Bỏ thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây hại cho đường hô hấp như bụi bẩn, phấn hoa.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, khi thời tiết lạnh.
Ngoài ra, duy trì độ ẩm không khí phù hợp trong không gian sống cũng rất quan trọng để tránh đau họng và ho đờm. Bạn có thể sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm khi cần thiết.
4. Những lưu ý khi điều trị ho đờm tại nhà
Để việc điều trị ho có đờm tại nhà hiệu quả, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Không tự ý sử dụng kháng sinh, vì kháng sinh không có tác dụng với các bệnh do virus như cảm lạnh, cảm cúm. Sử dụng sai cách có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe.
- Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Không uống nhiều hoặc ít hơn liều lượng quy định khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Đối với trẻ nhỏ, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn mềm, mát, tránh đồ nóng.
- Không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong để trị ho đờm vì mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum và chất gây dị ứng.
- Nâng cao gối khi ngủ để giảm nghẹt mũi.
- Tránh sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng nước có ga và thực phẩm đông lạnh.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và bàn tay khi thời tiết lạnh.
- Cố gắng duy trì tinh thần thoải mái.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Lưu ý: việc điều trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ. Nếu cơn ho kéo dài hơn 7 ngày và kèm theo các triệu chứng khác, tốt nhất bạn không nên tự điều trị tại nhà. Lúc này, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và nhận điều trị kịp thời.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur