Đặt stent mạch vành là một phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh động mạch vành. Dưới đây là 5 thông tin quan trọng về quy trình đặt stent, hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho bạn đọc về phương pháp điều trị này.
- Nguyên nhân gây đau nửa đầu kèm đau mắt là gì?
- Sử dụng loại thuốc nào để điều trị mùi hôi nách?
- Khẩu phần ăn hợp lý là như thế nào?
Ban cố vấn trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật và chia sẻ ý thông tin cần thiết:
1. Đặt stent mạch vành là gì?
Đặt stent mạch vành là thủ thuật y tế nhằm mở rộng các đoạn động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn, gây thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim. Thủ thuật này giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, và đặc biệt có thể cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Hiện nay, có ba loại stent thường được sử dụng trong đặt stent động mạch vành:
Stent kim loại thường (BMS): Loại này chủ yếu dùng cho bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao. Tuy nhiên, do nguy cơ tái hẹp mạch vành cao sau khi đặt, BMS hiện ít được sử dụng.
Stent phủ thuốc (DES): Đây là loại phổ biến nhất nhờ hiệu quả cao. Stent được phủ lớp thuốc có tác dụng từ từ giải phóng vào mạch máu, ngăn chặn sự phát triển của mô mạch máu, giảm nguy cơ tái hẹp.
Stent tự tiêu (BRS): Loại stent này cũng được phủ thuốc và có khả năng tự tiêu sau khi động mạch trở lại bình thường. Tuy nhiên, BRS không tương thích với một số đoạn mạch vành.
2. Quy trình đặt stent động mạch vành
Quy trình đặt stent mạch vành bao gồm các bước sau.
Người bệnh sẽ ký cam kết thực hiện thủ thuật sau khi được bác sĩ giải thích rõ về lợi ích, hạn chế và các biến chứng có thể xảy ra.
Bác sĩ xem xét tiền sử bệnh và có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm cần thiết.
Trước thủ thuật khoảng 6-8 giờ, người bệnh cần nhịn ăn uống và được hướng dẫn uống thuốc chống đông tiểu cầu.
Trong phòng can thiệp, bác sĩ gây tê cục bộ tại vị trí mở đường vào mạch máu. Người bệnh sẽ tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau.
Bác sĩ tiến hành rạch nhỏ ở động mạch đùi hoặc động mạch quay, đưa dụng cụ can thiệp vào động mạch trái hoặc phải và bơm thuốc cản quang qua ống thông tim.
Thuốc cản quang giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí động mạch vành bị tắc. Sau đó, một dây dẫn nhỏ được luồn vào ống thông tim để tiếp cận vị trí hẹp.
Stent được đưa vào chỗ động mạch hẹp và bơm nở trong lòng mạch. Thuốc cản quang tiếp tục được bơm để kiểm tra lưu thông máu.
Khi thủ thuật hoàn tất, stent được giữ lại trong động mạch, và toàn bộ dụng cụ được rút ra. Thời gian thực hiện khoảng 60-120 phút. Người bệnh được giám sát nhịp tim, huyết áp và độ bão hòa oxy trong suốt thủ thuật các giảng viên cao đẳng y cho biết thêm.
3. Biến chứng của đặt stent mạch vành
Như bất kỳ phương pháp điều trị nào, đặt stent động mạch vành cũng có thể gặp một số biến chứng. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra. Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cụ thể:
Chảy máu: Đây là biến chứng thường gặp tại vị trí thực hiện thủ thuật. Thường chỉ xuất hiện vết bầm tím và sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Trong một số ít trường hợp, nếu chảy máu không nghiêm trọng, bác sĩ có thể cầm máu và theo dõi tình trạng. Tuy nhiên, nếu chảy máu nghiêm trọng và nhiều, bệnh nhân có thể cần được truyền máu.
Tái hẹp trong stent: Biến chứng này thường xảy ra với stent kim loại không được bao phủ thuốc. Sau khi đặt, nguy cơ tái hẹp trong stent có thể từ 10-20%. Trong khi đó, với stent được phủ thuốc, nguy cơ tái hẹp thấp hơn, chỉ khoảng 5%.
Tắc trong stent: Ngoài tái hẹp, bệnh nhân còn có thể gặp biến chứng tắc nghẽn do hình thành cục máu đông trong stent. Để giảm thiểu nguy cơ này, sau khi đặt stent, bác sĩ thường kê thêm thuốc chống kết tập tiểu cầu cho bệnh nhân.
4. Chăm sóc sau khi đặt stent động mạch vành
Sau 3 ngày thực hiện thủ thuật, bệnh nhân có thể xuất viện và về nhà. Sau một tuần, họ có thể trở lại với công việc hàng ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc cản quang đã sử dụng trong quá trình thủ thuật.
Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và tập luyện quá sức, đặc biệt là tránh bơi lội, vì hoạt động này có thể làm thay đổi áp suất trong mạch máu.
Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Nếu xuất hiện triệu chứng như sưng đau, chảy máu hoặc tiết dịch tại vị trí làm thủ thuật; vùng da nơi thực hiện có sự thay đổi màu sắc hoặc nhiệt độ; hoặc nếu bệnh nhân có triệu chứng sốt, đau đầu, chóng mặt, khó thở,… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
5. Đặt stent động mạch vành có chữa khỏi bệnh không?
Nhiều người thường thắc mắc về khả năng chữa khỏi bệnh khi được chỉ định thực hiện thủ thuật này. Đặt stent mạch vành là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, nhưng không thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh. Trong khoảng 6-12 tháng sau khi đặt stent, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái hẹp hoặc tắc nghẽn trong stent. Hơn nữa, việc đặt stent ở một đoạn động mạch không đảm bảo rằng các đoạn khác sẽ không xảy ra hiện tượng hẹp hay tắc.
Do đó, sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn. Đồng thời, việc xây dựng thói quen sống lành mạnh rất quan trọng, bao gồm việc từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, giảm thiểu tiêu thụ chất béo bão hòa, tập luyện thường xuyên và kiểm soát cân nặng. Nếu không thực hiện tốt những điều này, việc kiểm soát bệnh mạch vành sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nguồn: Tin tức y dược – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur